Theo hai nhà nghiên cứu về văn hóa Chăm Inrasara và Sakaya, tên gọi Đà Nẵng là biến tấu của tiếng Chăm cổ “Daknan”, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay sông lớn.
Trong khi, một số nhà nghiên cứu cho rằng, danh xưng Đà Nẵng được phiên âm từ tiếng Chàm “Hang Danak”, nghĩa là bờ biển buôn bán, chữ Danak hay Darak nghĩa là con sông và theo Hán tự, chữ Đà là con sông, chữ Nẵng là xưa kia.
Dù hiểu theo nghĩa nào, tên gọi Đà Nẵng đều được bắt nguồn từ địa thế đặc biệt của vùng đất này: có một dòng sông ngọc ngà uốn lượn chảy xuyên trung tâm với tên gọi Hàn giang. Cũng bởi vậy, Đà Nẵng còn được gọi tên là “thành phố sông Hàn”. Hàn giang không chỉ là trái tim, mà còn là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi thăng trầm trong suốt chiều dài hình thành, phát triển của thành phố.
Và Hàn giang… cũng sẽ ghi dấu nơi khởi đầu cho giai đoạn phát triển mới rực rỡ của Đà thành.
Gần 2 thế kỷ trước, nhờ vị trí gần kinh đô Huế lại có cảng nước sâu thuận lợi cho tàu lớn ra vào, kèm theo chủ trương của vua Minh Mạng “tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn”, Đà Nẵng là thương cảng sôi động, trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của cả nước. Sông Hàn ngày ấy không chỉ là cửa ngõ giao thương mà còn tựa như “con đường tơ lụa” của xứ Đàng Trong.
Đến thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, Đà Nẵng với danh xưng Tourane được Pháp xây dựng trở thành đô thị kiểu Tây phương. Thành phố bắt đầu được hình thành dọc bờ Tây sông Hàn.
Gần 100 năm sau, cũng chính sông Hàn lại chứng kiến một Đà thành nỗ lực xoay xở để “khơi thông dòng chảy kinh tế” kể từ sau khi chia tách khỏi Quảng Nam. Nhưng, kể từ chuyến phà cuối cùng qua sông năm 1997, lịch sử Đà Nẵng đã bước sang trang mới trong hành trình tìm lại “hào quang” của một thương cảng phồn hoa.
Người dân trong những xóm nhà chồ, xóm nghèo dọc bờ Đông sông Hàn đã “lên bờ” theo lời kêu gọi của chính quyền, sống trong những ngôi nhà, khu dân cư khang trang. Bước ngoặt tiếp theo chính là khi những cây cầu mới lần lượt được xây dựng, bắt đầu từ cầu Sông Hàn.
Trong lúc giá vàng khoảng 362.000 đồng một chỉ, người Đà Nẵng đã góp 7 tỷ đồng xây cầu Sông Hàn để xóa cảnh đôi bờ ngăn cách.
Hồi tưởng về ký ức ấy, Ông Huỳnh Tấn Viết, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, người thuộc thế hệ “cây đa cây đề” thời kỳ đầu tách tỉnh không khỏi xúc động khi nghĩ về tình “quân dân” ngày đó: “Thời ấy, rất nhiều người đã có 9 triệu rưỡi nhưng không thể cố thêm 500 ngàn nữa để góp tiền xây cầu và được khắc tên lên bảng vinh danh của thành phố.” Đến bây giờ, mỗi lần đi trên cây cầu “nhân dân và Nhà nước cùng làm” ấy, ông Viết và những người cùng thế hệ vẫn dâng trào cảm xúc và niềm tự hào.
Chính sự đồng lòng, chung sức của chính quyền, người dân đã tạo nên gần 3 thập kỷ phát triển thần kỳ của thành phố. Đà Nẵng từ chỗ chỉ là điểm trung chuyển du lịch, chỉ có khoảng 1 triệu lượt khách năm 2007, đến năm 2019 đã đón 8,7 triệu lượt khách. Từ một đô thị chỉ có vài trăm con đường, nay đã có gần 2.400 tuyến đường với tổng độ dài gần 1400 km. Đà Nẵng hiện là hub – tâm điểm giao thông trong nước và quốc tế, với đầy đủ loại hình giao thông không – thủy – bộ – sắt. Sân bay quốc tế Đà Nẵng nhộn nhịp bậc nhất cả nước với gần 20 đường bay thẳng quốc tế. Không chỉ thường xuyên đứng trong danh sách các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, là “Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á”, Đà Nẵng còn là thành phố đáng đến, đáng sống và đáng đầu tư hàng đầu khu vực.
Có thể nói, Đà Nẵng không chỉ có thiên nhiên ưu ái với đầy đủ sông – núi – biển – rừng mà còn có động lực từ chính tinh thần đoàn kết của người dân, cùng sự góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp “đầu tàu”. Với loạt quy hoạch mới đã được thông qua, định hướng phát triển vươn tầm quốc tế, Đà Nẵng đang chờ đón một “trang sử mới” rực rỡ.
Tương lai rực rỡ của thành phố sông Hàn còn được định hình sắc nét trong quy hoạch chung giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, là TP đáng sống đẳng cấp châu Á.
Để cụ thể hóa, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông cuối năm 2023. Đây là cơ sở quan trọng để kiến thiết, nâng tầm, “thay áo mới” cho khu vực sông Hàn – trái tim thành phố.
Với phạm vi quy hoạch khoảng 6.675 ha, phân khu ven sông Hàn và bờ Đông sẽ là trung tâm đô thị, trung tâm hành chính – chính trị; cửa ngõ du lịch ven sông, ven biển; trung tâm hội nghị quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính, giáo dục và đào tạo chất lượng cao miền Trung và trung tâm văn hóa – thể thao, y tế.
Thành phố sẽ tổ chức không gian mở, kết hợp giữa mặt nước, hành lang xanh dọc sông và các công viên lớn. Các công trình công cộng, dịch vụ kết nối với sông và biển tạo thành không gian tự nhiên hài hòa, sinh thái. Tại không gian ven bờ Đông sông Hàn sẽ có các công viên, quảng trường kết nối bằng tuyến cây xanh, lối đi bộ. Bên cạnh đó, hầm vượt sông Hàn đầu tiên của thành phố cũng được lên ý tưởng triển khai, rút ngắn khoảng cách giữa đôi bờ, là bước tiến mới về hạ tầng giao thông nội đô Đà Nẵng.
Để hiện thực hóa quy hoạch này, sẽ có rất nhiều dự án quy mô được đầu tư ở khu vực ven sông Hàn và bờ Đông, trong đó không thể không kể đến Dòng sông Ánh sáng quy mô 400 tỷ đồng nhằm “thắp sáng” sông Hàn, biến nơi này thành tâm điểm vui chơi – giải trí – nghệ thuật.
Theo đó, nhiều dự án thành phần sẽ được triển khai như đầu tư hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi; nâng cấp hệ thống chiếu sáng cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý; chiếu sáng vệt cảnh quan ven bờ sông và khu vực công viên, cây xanh…Đồng thời, những công trình cao tầng hai bên bờ sông Hàn trong tương lai cũng được chiếu sáng nghệ thuật. Khu vực sông Hàn về đêm sẽ là biểu tượng hoa lệ của TP đáng sống tầm cỡ châu Á.
Trong khúc nhạc hoan ca đó, cũng sẽ không thể thiếu những tổ hợp du lịch, dịch vụ đẳng cấp như “quận giải trí” Da Nang Downtown với vô vàn show diễn và trải nghiệm sôi động suốt đêm ngày. Và đặc biệt là sự hiện diện của những quần thể năng động, hiện đại tạo nên “bản giao hưởng thăng hoa chất sống” đầy mê say bên Dòng sông Ánh sáng như Sun Cosmo Residence Da Nang, Sun Ponte Residence, hay Sun Symphony Residence…
Được ví như “nốt SOL” trong “bản giao hưởng” được tạo nên từ những quần thể, tổ hợp cao cấp, hiện đại, văn minh bên sông Hàn, Sun Symphony Residence sẽ dẫn dắt “người nghe” đến những giai điệu hùng tráng nhất, vừa hân hoan, sâu lắng, vừa kiêu hãnh, tự hào về một biểu tượng sống – giải trí – nghỉ dưỡng mới tại vị trí “trung tâm của trung tâm” bên sông Hàn.
Ảnh phối cảnh minh họa
Sẽ không có vị trí nào khác mà từ đó, cư dân có thể thưởng trọn tầm nhìn 360 độ hướng thủy với những mỹ cảnh “đắt giá”: biển Mỹ Khê, sông Hàn, vịnh Đà Nẵng – nơi sông và biển gặp gỡ; thưởng ngoạn những cây cầu biểu tượng; bán đảo Sơn Trà biếc xanh, hay đỉnh Bà Nà tiên cảnh. Đặc biệt, sở hữu không gian sống tại Sun Symphony Residence cũng đồng nghĩa cư dân tương lai sẽ sở hữu tấm vé “First Class” để thưởng trọn những màn pháo hoa đỉnh cao tại Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF hàng năm.
Với lợi thế vị trí đắc địa tại nơi trung tâm bậc nhất thành phố, cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến mọi nơi, các điểm du lịch hay tiếp cận hạ tầng dịch vụ, công cộng như: 5 phút đến trung tâm hành chính, cầu Rồng, cầu Tình yêu, bãi biển Mỹ Khê hay 15 phút đến “quận giải trí” Da Nang Downtown, Chùa Linh Ứng, sân bay quốc tế Đà Nẵng…
Khúc ngân vang của nốt SOL Sun Symphony Residence còn được thể hiện trong kiến trúc độc bản. Nếu phân khu thấp tầng The Sonata được ví như bản phối đầy xúc cảm tái hiện một Hội An thu nhỏ giữa lòng Đà Nẵng với những đường nét mái vòm, ngói đỏ…, thì phân khu cao tầng The Symphony lại là điệp khúc hùng tráng với 3 tòa tháp cao tầng gồm 5 đơn nguyên với chiều cao xen kẽ, lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng cuộn mình vươn cao và Nam Thiên Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Thiết kế kỳ công, bài bản của đội ngũ KTS đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu thế giới Aedas hứa hẹn đưa Sun Symphony Residence trở thành biểu tượng cho đẳng cấp sống thăng hoa của đô thị biển vươn tầm quốc tế.
Ảnh phối cảnh minh họa
Bên cạnh việc đầu tư lớn cho kiến trúc tổng thể, cảnh quan, dự án còn được thiết kế tỉ mỉ với đa dạng sản phẩm. Có thể nói, đây là quần thể có sự sáng tạo trong sản phẩm, trong đó có những loại hình đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Đà thành.
Không chỉ đa dạng lựa chọn, mang đến những không gian sống đẳng cấp dành cho giới tinh hoa, hệ tiện ích ngay nội khu cũng được Sun Property dày công “may đo”, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống. Công viên Central Park rộng 5000m2, đến hệ tiện ích nội, ngoại khu như bến thủy, bể bơi vô cực, vườn nướng BBQ, khu thể thao ngoài trời, kids club, đường dạo bộ, phòng gym…, tất cả sẽ biến Sun Symphony Residence trở thành tọa độ đáng sống, đáng khao khát bậc nhất Đà thành.
Khi “nốt SOL” Sun Symphony Residence thành hình, cũng là lúc những khúc ca “thăng hoa chất sống” sẽ được xướng lên mỗi ngày bên sông Hàn – “trái tim phồn hoa” của đô thị biển Đà Nẵng vươn tầm quốc tế.
Ảnh phối cảnh minh họa