Thứ bảy, Tháng Một 11, 2025

Đại biểu HĐND nói gì về 2 đề án vốn siêu "khủng" của Hà Nội?

-

Dự kiến, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Đề án (cả 2 giai đoạn) khoảng 26.341,45 tỷ đồng. Đại biểu đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, tiếp tục rà soát để đảm bảo triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư được nêu trong Quy hoạch Thủ đô và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô.

Tại kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI Các tổ đại biểu HĐND Thành phố tập trung  thảo luận, các ý kiến đại biểu đều nhấn mạnh, tập trung chủ yếu đối với 2 đề án vốn siêu “khủng” Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Đại biểu HĐND nói gì về 2 đề án vốn siêu

Hàng vạn ngõ nhỏ ở Hà Nội thiếu trang bị cứu hoả phù hợp.

Thảo luận Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các đại biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong thực hiện việc các biện pháp tăng cường công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn và việc chỉ đạo thảo luận về nội dung này nhằm tiếp tục đóng góp xây dựng các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, kịp thời để triển khai thực hiện Đề án.

Đại biểu đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, tiếp tục rà soát đề án để đảm bảo triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng PCCC được nêu trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả 5 nhóm giải pháp, 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và 5 nhiệm vụ định kỳ, thường xuyên nêu tại đề án.

Đại biểu cũng cho rằng đề án cần đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách có tính đột phá thuộc thẩm quyền của Thành phố, ưu tiên những giải pháp mang tính khả thi để khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong công tác PCCC và CNCH của Thành phố trong thời gian qua; đặc biệt quan tâm đến đề xuất đề xuất các chế độ chính sách đặc thù cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH của Thành phố.

Quan tâm, bố trí nguồn lực thực hiện đề án; trong đó cần làm rõ giai đoạn, tiến độ và phân loại các công trình, cơ sở có thể chịu thiệt hại nặng khi xảy ra cháy; ưu tiên các nhóm đối tượng, cơ sở, công trình để áp dụng sớm các giải pháp PCCC… Đề nghị nghiên cứu các công nghệ tiên tiến trong PCCC kết hợp với các giải pháp về hạ tầng, trật tự đô thị nhằm phát huy hiệu quả việc đầu tư các công trình, dự án PCCC (nhất là trong khu dân cư mật độ cao, trong ngõ ngách nhỏ…).

Tập trung các giải pháp tuyên truyền nội dung đề án (đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và người dân), đảm bảo thực hiện đề án thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân cũng như huy động được sự tham gia của toàn xã hội trong công tác PCCC và CNCH của Thành phố.

Theo các đại biểu, việc nâng cao năng lực PCCC đối với các lực lượng tại chỗ; tập trung diễn tập tại chỗ với các tình huống giả định cần có tính thực tế cao và phù hợp địa hình, khu vực dân cư, tính chất các loại cháy nổ khác nhau; hướng dẫn doanh nghiệp trong công tác phòng cháy chữa cháy; nâng cao công tác hậu kiểm, tăng cường công tác PCCC…

Thành lập tổ rà soát, kiểm tra đến từng hộ dân, doanh nghiệp, từng căn hộ về công tác PCCC. Có giải pháp quy hoạch đô thị đối với những căn hộ, khu vực không đảm bảo điều kiện về PCCC. Bên cạnh đó, có chế tài đối với công tác phòng chống cháy nổ của người dân khi có vi phạm. Nghiên cứu mạng lưới đường nước riêng phục vụ công tác PCCC.

Về Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, đa số đại biểu đánh giá cao việc xây dựng và triển khai đề án nhằm tạo bộ mặt mới cho giao thông công cộng của Thủ đô trong tương lai.

Đại biểu đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, tiếp tục rà soát đề án để đảm bảo triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông công cộng, hạ tầng đường sắt đô thị được nêu trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai phân đoạn dự án gắn với việc nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng kết nối của các tuyến đường sắt đô thị và yêu cầu phát triển đô thị của Thủ đô; ưu tiên ứng dụng các công nghệ hiện đại, quản lý giao thông và kiểm soát hành khách theo các ứng dụng thông tin để áp dụng triển khai hiệu quả.

Đề nghị Thành phố sớm nghiên cứu, ứng dụng thí điểm khai thác các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; trước mắt triển khai cho một số khu vực không gian trên cao đang có của các nhà ga hiện có.

Trước đó, tại Tờ trình về Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đề xuất 1 kế hoạch 3 phân kỳ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với số hơn 55 tỷ USD. Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Dự kiến, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Đề án (cả 2 giai đoạn) khoảng 26.341,45 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến kinh phí khoảng 10.620,35 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 15.721,1 tỷ đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories