Thứ sáu, Tháng Một 10, 2025

HoREA đề xuất TP HCM xem lại phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh

-

Hiệp hội bất động sản TP HCM kiến nghị thành phố xem lại phương thức khảo sát bảng giá đất điều chỉnh vì cho rằng cách tính toán chưa hợp lý.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), cách tính giá đất thực tế và đề xuất các mức giá của đơn vị tư vấn với một số tuyến đường ở nhiều quận, huyện tại thành phố đang lấy giá cũ theo Quyết định 02 nhân với 5-6 lần để ra giá mới. Cách làm này không có cơ sở rõ ràng. Bên cạnh tích hợp các hệ số điều chỉnh giá đất, cơ quan soạn thảo còn bổ sung thêm một chỉ số điều chỉnh làm giá đất một số nơi tăng 10-20 lần so với hiện tại.

  • Bất động sản khu Nam TP HCM, đoạn qua huyện Nhà Bè, tháng 7/2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Châu dẫn chứng giá đất quận 1 ở tất cả tuyến đường đều xác định đồng loạt tăng 5 lần so với bảng giá đất cũ, tương tự giá đất quận 4 tăng 11,3 lần, quận 5 tăng 5,6 lần (trừ 2 tuyến đường Bãi Sậy và Đặng Thái Thân). Trong khi đó, những huyện vùng ven lại tăng quá cao, như huyện Hóc Môn có giá đất điều chỉnh dự kiến tăng 30-50 lần, huyện Bình Chánh tăng 20-30 lần. Điều này khiến người dân tại đây muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và cảm thấy không công bằng khi tỷ lệ tăng vượt mức tăng trung bình 7 lần của toàn thành phố.

try{try{for(const iframe of document.querySelectorAll(“iframe[data-src]”)){iframe.removeAttribute(“sandbox”);iframe.setAttribute(“src”,iframe.getAttribute(“data-src”));}}catch(e){}}catch(e){console.log(“error_replace_script”,e);}

HoREA đề nghị xây dựng các mức giá đất trong bảng giá phải dựa trên cơ sở tích hợp và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, đồng thời bổ sung giá đất của 570 tuyến đường mới để tính tiền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình tương đương như cách tính tiền sử dụng đất đã áp dụng từ Luật Đất đai 2013 để cho người dân yên tâm.

Liên quan vấn đề này, tại cuộc họp phản biện xã hội đối với dự thảo bảng giá đất điều chỉnh do Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cũng cho rằng việc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố dựa vào các giao dịch bất động sản thành công và bảng giá bồi thường cách đây 4 năm để định giá đất điều chỉnh là lạc hậu và không đảm bảo thông tin chính xác.

Điều này theo các đại biểu, dẫn đến giá đất mới không phù hợp thực tế gây thiệt hại cho Nhà nước và người dân. Các chuyên gia cũng kiến nghị thành phố cần làm rõ đang xác định giá đất theo phương pháp nào của luật. Cần thêm thời gian để nghiên cứu, khảo sát thấu đáo, tính toán hợp lý, để thuyết phục sự đồng thuận từ người dân, thay vì vội vàng áp dụng bảng giá mới.

Trước đó, chia sẻ về phương pháp khảo sát bảng giá đất mới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết bảng giá đất điều chỉnh do một đơn vị tư vấn độc lập thực hiện và tham mưu. Dữ liệu đầu vào để xây dựng dựa trên các giao dịch thị trường, thu thập từ các nguồn như thuế, văn phòng đăng ký đất đai. Đơn vị tư vấn độc lập đã dùng phương pháp so sánh, tuân thủ theo quy định pháp luật để tham mưu. Đặc biệt, đơn vị này đã sử dụng số liệu của 97.000 giao dịch bất động sản thành công trên địa bàn và 1.300 vị trí đã được thành phố phê duyệt giá bồi thường làm cơ sở. Dù vậy, Sở cũng thừa nhận là quy trình này được “rút gọn” do chỉ có 30 ngày làm bảng giá đất điều chỉnh.

Theo cách tính trong dự thảo bảng giá đất điều chỉnh của Sở Tài nguyên và Môi trường, giá đất tại quận 1 sẽ tăng 5 lần, quận 3 tăng 4-9 lần, quận 4 tăng 11,3 lần, huyện Hóc Môn tăng 4-51 lần, huyện Củ Chi tăng 9-31 lần, huyện Bình Chánh tăng 2-36 lần, huyện Nhà Bè tăng 7-23 lần, huyện Cần Giờ tăng 8-23 lần…

Phương Uyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories