Thứ bảy, Tháng mười hai 14, 2024

Đất đấu giá huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng một m2

-

9 ngày sau khi đất đấu giá huyện Hoài Đức lên tới 133 triệu một m2, huyện Phúc Thọ gần đó cũng đấu giá thành công 39 lô, giá cao nhất 60 triệu đồng.

Sáng 29/8, 39 lô đất tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ lên sàn đấu giá tại hội trường UBND huyện.

  • Hơn 350 người tham gia đấu giá 39 lô đất huyện Phúc Thọ, sáng 29/8. Ảnh: Anh Tú

Các lô đất có tổng diện tích hơn 4.600 m2, tổng giá trị khởi điểm là 107 tỷ đồng. Vị trí các lô đất cách quận Hoàn Kiếm khoảng 40 km.

Trong đó, xã Trạch Mỹ Lộc có 30 lô nằm ở khu Dộc Tranh, diện tích 96-148 m2, giá khởi điểm hơn 23 triệu đồng một m2. Còn lại là các lô thuộc xã Thọ Lộc với giá khởi điểm gần 20 triệu đồng, diện tích khoảng 134 m2 một mô. Người tham gia phải đặt trước 20% giá khởi điểm của thửa đất, tương đương 450-700 triệu đồng mỗi lô.

Phiên đấu giá hút hơn 350 người tham gia với 650 hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tỷ lệ này tương đương mỗi lô đất cho 9 khách hàng quan tâm.

Theo kết quả sơ bộ, toàn bộ 39 lô đất đều đã bán đấu giá thành công. Trong đó, lô cao nhất trúng với giá 60 triệu đồng một m2, gấp 2,6 lần mức khởi điểm. Lô đất này có kí hiệu ĐG06, diện tích gần 149 m2. Người trúng sẽ phải bỏ ra khoảng 9 tỷ đồng.

Anh Phùng Hữu Thắng, đại diện một nhóm nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá hôm nay, cho biết ban đầu định trả khoảng 56 triệu đồng một m2 nhưng “sợ trượt” nên quyết định trả mức cao hơn. Bởi lô đất nhóm anh nhắm đến ở vị trí góc, được đánh giá đẹp nhất khu đấu giá. Nhà đầu tư này cho hay đã nghiên cứu kỹ giá thị trường và khẳng định “không bỏ cọc” bởi số tiền đặt trước lớn, khoảng 700 triệu đồng.

Giá trúng này được anh Thắng đánh giá ở mức hợp lý khi đất mặt đường 32 gần đó đã khoảng 85 triệu đồng một m2, đường nhánh hẹp hơn dao động 50-60 triệu đồng một m2.

  • Hơn 350 người tham gia đấu giá 39 lô đất huyện Phúc Thọ, sáng 29/8. Ảnh: Anh Tú
  • Anh Phùng Hữu Thắng, ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, người đại diện một nhóm nhà đầu tư, vừa trúng lô đất giá cao nhất, 60 triệu đồng một m2. Ảnh: Anh Tú

Khác với phiên đấu giá mới nhất tại Hoài Đức với nhiều vòng đấu và tối thiểu qua 6 vòng, tại phiên đấu giá huyện Phúc Thọ, người tham gia viết phiếu trả giá trong một lần. Ngay sau đó, đấu giá viên xem xét các phiếu công khai tại chỗ để xác định người trúng theo nguyên tắc trả cao nhất cho một m2 của lô đất.

Theo Nghị định 10/2023, mức tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá là 20% giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm. Tức giá khởi điểm càng cao, số tiền đặt cọc càng lớn. Tại phiên đấu giá huyện Phúc Thọ, nhà đầu tư phải đặt trước tối thiểu 450-700 triệu đồng một lô, cao hơn 3,5-4 lần so với mức cọc của hai phiên đấu giá ở Thanh Oai và Hoài Đức trước đó.

Giá trúng và khởi điểm trong phiên này có biên độ chênh lệch thấp hơn nhiều so với hai phiên đấu giá trước đó. Phiên đấu ở huyện Hoài Đức, mặt bằng giá trúng cao hơn khởi điểm đến 12,5-18 lần, còn tại Thanh Oai, mức chênh lệch cũng dao động 5-6 lần. Lý do là giá khởi điểm tại phiên đấu giá huyện Phúc Thọ đã ở mức cao, trong khi các phiên trước đó đều khởi điểm rất thấp, từ 7-8 triệu đồng một m2.

Khi phiên đấu giá còn đang diễn ra, ngoài hội trường, một nhóm môi giới đã mời chào để sang tay lô đất trúng với giá chênh khoảng 300 triệu đồng, tùy thuộc vị trí và độ quan tâm của nhà đầu tư.

  • Hơn 350 người tham gia đấu giá 39 lô đất huyện Phúc Thọ, sáng 29/8. Ảnh: Anh Tú
  • Anh Phùng Hữu Thắng, ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, người đại diện một nhóm nhà đầu tư, vừa trúng lô đất giá cao nhất, 60 triệu đồng một m2. Ảnh: Anh Tú
  • Nhóm môi giới chào bán các lô đất vừa trúng đấu giá với mức chênh khoảng 300 triệu đồng một lô. Ảnh: Anh Tú

Mặt bằng giá đất dân cư xung quanh vào khoảng 40 triệu đồng một m2 với đất mặt đường, còn đất trong ngõ khoảng 20-30 triệu đồng. Như vậy, mức trúng đấu giá cao hơn khoảng 1,5 lần so với giá đất gần đó, theo một số nhà đầu tư, trong “tầm chấp nhận được” bởi đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật.

Từ đầu tháng 8, các phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, Hoài Đức đã thu hút lượng người tham gia lớn, với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, gây xôn xao thị trường. Tại phiên gần nhất ở Hoài Đức ngày 19/9, hơn chục lô đất được trúng với giá trên 100 triệu đồng mỗi 2, trong đó lô cao nhất là hơn 133 triệu đồng một m2.

Mức này cao hơn 18 lần giá khởi điểm, được nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nhận xét vượt giá trị thực so với các lô đất cùng khu vực. Một số ý kiến cũng cho rằng các cuộc đấu giá còn những điểm bất hợp lý như giá khởi điểm quá thấp làm tiền đặt cọc ít, chưa đủ sức ngăn ngừa tình trạng không nộp tiền nếu trúng với giá cao. Cách thức tổ chức đấu giá tại một số địa phương cũng có thể chưa phù hợp, khiến thời gian đấu giá có thể kéo dài xuyên đêm.

Hôm 21/8, ngay sau khi Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc đấu giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập đoàn kiểm tra nắm tình hình việc đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Hoài Đức và Thanh Oai.

Anh Tú – Ngọc Diễm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories