Trang chủThị Trường Thị Trường Khu vực từng được đề xuất xây dựng sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc giờ ra sao? By admin - 19 Tháng chín, 2024 22 0 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Sau 20 năm, ý tưởng về việc xây dựng sân bay ở Hải Dương được chuyển từ đề xuất xây sân bay quốc tế sang sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô. Khoảng 20 năm trước, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã đưa ra ý tưởng và đề xuất xây dựng một cảng hàng không quốc tế tại tỉnh Hải Dương. Như trên bản đồ, vị trí sân bay sẽ thuộc địa bàn huyện Thanh Miện và huyện Bình Giang, đoạn gần cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (cao tốc 5B). Theo ý tưởng, đây sẽ là cảng hàng không đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn cao nhất của thế giới, với đầy đủ các khu kỹ thuật khác như radar, ACC, đài dẫn đường không lưu, hệ thống tiếp xăng dầu… Sân bay mới sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000-3.000 ha (tức 20-30 km2), cấp cảng hàng không theo tiêu chuẩn 4F – tiêu chuẩn của ICAO. Số đường hạ cất cánh từ 2 đến 3. Dự kiến sân bay bay quốc tế này có tổng vốn đầu tư lên đến vài tỷ USD. Cùng với đó, sân bay có lưu lượng vận chuyển ban đầu khoảng 25 triệu lượt/năm, sau đó có thể tăng lên 40-50 triệu lượt/năm, về lâu dài thậm chí có thể tăng lên 70-80 triệu lượt hành khách/năm. Con số này lớn hơn rất nhiều so với sân bay khác, điển hình ngay cả thời điểm hiện tại, sân bay Nội Bài mới có thể đón 25 triệu lượt khách/năm và đang được nâng cấp để đón 30 triệu lượt khách/năm. Việc xây dựng cảng hàng không quốc tế ở Hải Dương cũng đã được nghiên cứu kỹ vì Hải Dương là tỉnh nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc. Vào thời điểm đấy, đường cao tốc 5B mới cũng sắp được khởi công, đây được xem là “dải lụa” kéo dài chuỗi đô thị từ Hà Nội – Hải Phòng, một chuỗi sáng của miền Bắc. Đặc biệt, đặt sân bay quốc tế tại Hải Dương thì đoạn đường đến hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chỉ vài chục km. Theo đánh giá, việc xây dựng cảng hàng không quốc tế ở Hải Dương là bước đột phá quan trọng cho hội nhập và phát triển. Thế nên, ngay từ 2010 phải cần nghĩ ngay tới vấn đề này rồi đầu tư. Vào thời điểm đấy, ý tưởng xây dựng cảng hàng không quốc tế ở Hải Dương đã được báo cáo. Nhưng với nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tính khả thi của dự án khi số vốn dành cho dự án này (nếu được thực thi) cũng lên tới vài tỷ USD; Lưu lượng vận chuyển này liệu có phù hợp; Liệu còn phương án khác như mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài… Thế nên sau nhiều năm việc xây dựng cảng hàng không quốc tế ở Hải Dương vẫn chỉ dừng lại ở mức ý tưởng được đề xuất. Hiện nay, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Vùng thủ đô được quy hoạch cảng hàng không, sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam và Đông Nam. Cảng hàng không thứ 2 của Vùng thủ đô được nghiên cứu, xây dựng nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Nội Bài sau năm 2050. Tuy nhiên, đến nay chưa có vị trí cụ thể. Một số vị trí tại các tỉnh phía Nam Hà Nội đã được đề xuất như: Huyện Ứng Hòa ( Hà Nội), huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và cả huyện Thanh Miện, huyện Bình Giang (Hải Dương). Theo chị Nguyễn Thị Tị (60 tuổi, người dân thôn An Lâu, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện) thì vài năm trước khu vực huyện Thanh Miện được đề xuất xây sân bay. Trong đó, khu vực chị làm ruộng thuộc địa bàn thôn An Lâu, xã Hồng Quang của huyện Thanh Miện có nằm trong vị trí được đề xuất. Chị Tị cũng chia sẻ: “Tôi rất mong chờ xây dựng sân bay để người dân đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế địa phương. Xây dựng sân bay đi để tôi đỡ phải cấy lúa, chứ lúc nắng lúc mưa cực quá”. Đến nay, khu vực từng được đề xuất xây dựng cảng hàng không quốc tế ở Hải Dương và khu vực được đề xuất xây dựng cảng hàng không thứ 2 của Vùng thủ đô chủ yếu là những cánh đồng ruộng lớn. Về kinh tế, địa bàn huyện Thanh Miện và huyện Bình Giang đến nay chủ yếu phát triển là nông nghiệp. Tương lai, nếu được xây dựng sân bay tại đây sẽ là điểm nhấn, dấu mốc quan trọng của hai huyện nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Trong ảnh là toàn khu vực thôn An Lâu, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện. Theo nguồn CafeF Khu vực từng được đề xuất xây dựng sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc giờ ra sao? FacebookTwitterPinterestWhatsApp Bài trướcHơn 130 dự án bất động sản đang triển khai tại Đồng Nai sắp được gỡ vướngBài tiếp theoĐất nền đã khởi sắc nhưng chỉ cải thiện cục bộ tại một số khu vực phía Bắc BÌNH LUẬN Hủy trả lời Bình luận: Vui lòng nhập bình luận của bạn Tên:* Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Email:* Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác! Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây Website: Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét. Δ TIN MỚI Toàn cảnh khu vực sẽ xây hầm chui 2.300 tỷ, xuyên qua đường Phạm Văn Đồng, nối 4 tuyến vành đai của Hà Nội Nhà đầu tư “tỉnh giấc” sau các cơn sốt đất đấu giá ở Hà Nội Ngôi biệt thự hiện đại nhiều góc mở giữa thảm thực vật xanh Toàn cảnh 'siêu' dự án có giá đắt đỏ nhất Hà Nội liên tiếp chuyển nhượng 'đất vàng' Chuyên gia đánh giá về bảng giá đất mới ở TP.HCM: Giảm thiểu tranh chấp trong giải phóng mặt bằng, tạo niềm tin cho... Related Stories Thị Trường Toàn cảnh khu vực sẽ xây hầm chui 2.300 tỷ, xuyên qua đường Phạm Văn Đồng, nối 4 tuyến vành đai của Hà Nội Thị Trường Nhà đầu tư “tỉnh giấc” sau các cơn sốt đất đấu giá ở Hà Nội Thị Trường Ngôi biệt thự hiện đại nhiều góc mở giữa thảm thực vật xanh Thị Trường Toàn cảnh 'siêu' dự án có giá đắt đỏ nhất Hà Nội liên tiếp chuyển nhượng 'đất vàng' Thị Trường Chuyên gia đánh giá về bảng giá đất mới ở TP.HCM: Giảm thiểu tranh chấp trong giải phóng mặt bằng, tạo niềm tin cho... Xem thêm