Thứ Bảy, Tháng 5 17, 2025

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?

-

Trước việc khe co giãn và phần mố cầu Rác, nằm trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh bị hư hỏng phải dùng ván gỗ kê dưới mố để giảm rung chấn, đơn vị quản lý tuyến đường đã thực hiện dự án sửa chữa đột xuất, đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.

Cận cảnh việc sửa chữa cầu Rác trên quốc lộ 1A. Video: Phạm Trường.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 1.

Cầu Rác nằm trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Sau 31 năm đưa vào sử dụng, đơn nguyên bên trái cầu theo chiều Bắc – Nam sau thời gian sử dụng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 2.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 3.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 4.

Theo đại diện Văn phòng Quản lý đường bộ II.3 thuộc Khu Quản lý đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị quản lý tuyến đường), cầu xuất hiện khe co giãn, bê tông bản cánh đầu dầm phía Nam bị hư hỏng. Trước khi có dự án sửa chữa đột xuất này, đơn vị đã cắm biển hạn chế tốc độ với các xe tải, xe khách và thực hiện chồng nề bằng ván gỗ dưới mố cầu phía Nam. Đây là biện pháp kỹ thuật thông thường được áp dụng từ lâu trong sửa chữa hư hỏng cầu nhằm giảm xung kích khi bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 5.

Đầu tháng 5, đơn vị thực hiện dự án đã phân luồng giao thông để tiến hành sửa chữa các hư hỏng. Hiện nay, phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến được di chuyển trên cầu Rác mới – nằm ở phía phải tuyến quốc lộ 1.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 6.

Trên cầu Rác mới, dải phân cách mềm được lắp đặt để chia 2 hướng cho phương tiện di chuyển. Ngoài hệ thống biển cảnh báo, biển hạn chế tốc độ lần lượt 70km/h và 50km/h và đổ một số đống cát giảm va chấn, cọc phân luồng, đơn vị thi công còn cắt cử người hướng dẫn tại 2 đầu cầu.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 7.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 8.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 9.

Ông Nguyễn Văn Thành – cán bộ kỹ thuật Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng 126 (đơn vị thực hiện dự án) – cho biết theo thiết kế, việc sửa chữa cầu phải thực hiện thay hệ thống lan can, cào bóc lớp nhựa cũ trên bản mặt cầu, thảm lại bê tông nhựa C16, thay khe co giãn đã hư hỏng, bổ sung thêm dầm ngang giữa nhịp N1 và N4, bọc lại 3 trụ cầu T1,2,3, sửa chữa đầu dầm bị vỡ bê tông và sửa chữa đường 2 đầu cầu, mỗi đầu 30 m.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 10.

“Thời tiết nắng nóng nên để công nhân phải đẩy nhanh quá trình thi công trên mặt cầu và dưới gần. Đây là công trình cấp thiết nên sau 3 tháng chúng tôi sẽ hoàn thành, bàn giao”, ông Thành cho hay. Trong hình, nắng nóng kéo dài nên công nhân vất vả thi công, mướt mồ hôi.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 11.

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc điều hành dự án – cho hay dự án sửa chữa đột xuất cầu Rác cũ có tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, giá trị xây lắp 2,95 tỷ đồng, do Khu Quản lý đường bộ II (Cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án dự kiến hoàn thành trong 3 tháng nên đơn vị luôn giám sát, đốc thúc nhà thầu hoàn thành việc khắc phục hư hỏng trong thời gian sớm nhất có thể.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 12.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 13.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 14.

Phía dưới mố cầu bị hư hỏng, các công nhân đang bổ sung thêm dầm ngang giữa các nhịp cầu và sửa chữa đầu dầm bị vỡ bê tông.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 15.

Các trụ cầu T1, 2 và 3 được bọc lại bằng bê tông, cốt thép bên trong.

Cầu 'chống nạng gỗ' trên quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh hiện ra sao?- Ảnh 16.

Cầu Rác có 2 đơn nguyên cầu, trong đó, đơn nguyên cầu bên trái (hướng Nam – Bắc) được sử dụng từ năm 1994 còn đơn nguyên cầu bên phải (hướng di chuyển Bắc – Nam) được xây dựng từ năm 2013. Nằm trên QL1A nên lưu lượng phương tiện qua khu vực này cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories