Thứ Năm, Tháng 7 3, 2025

Bất chấp giá thuê đất tăng 70%, Việt Nam vẫn lọt top quốc gia công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất

-

Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến có chi phí cạnh tranh nhất toàn cầu cho đầu tư công nghiệp và logistics, nhờ lợi thế đồng thời về giá thuê bất động sản, chi phí lao động và năng lượng.

Báo cáo tọa độ động lực công nghiệp toàn cầu 2025 chỉ ra, ngành logistics và công nghiệp của hơn 120 thị trường trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong số ít quốc gia hội tụ cả ba yếu tố cốt lõi này. 

Dù giá thuê bất động sản công nghiệp năm 2025 đã tăng 70% so với năm 2019, mức giá thực tế vẫn rất hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực. Cụ thể, giá thuê trung bình tại Hà Nội khoảng 6 USD/ft²/năm (tương đương 5,3 USD/m²/tháng), và tại TP.HCM là 5 USD/ft²/năm (tương đương 4,9 USD/m²/tháng).

Hoạt động logistics và sản xuất vẫn phụ thuộc đáng kể vào yếu tố con người. Nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công hợp lý là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đặt cơ sở, cũng như chiến lược vận hành. Tại Việt Nam, chi phí lao động hiện chỉ bằng chưa đến 25% mức lương trung vị toàn cầu, đưa quốc gia này vào nhóm có chi phí nhân công thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Bất chấp giá thuê đất tăng 70%, Việt Nam vẫn lọt top quốc gia công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất- Ảnh 1.

Việt Nam lọt top quốc gia công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất. Nguồn Cushman & Wakefied.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện trong các kho vận hiện đại ngày càng tăng, bao gồm hệ thống tự động hóa, quản lý thông minh, thiết bị xử lý vật liệu tiên tiến và xu hướng sử dụng xe điện. Điều này khiến chi phí vận hành trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong bài toán đầu tư. Việt Nam tiếp tục ghi điểm khi chi phí điện cho sản xuất công nghiệp thuộc nhóm thấp nhất toàn cầu, chỉ cao hơn Indonesia và Nigeria.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định: Sự kết hợp của ba yếu tố chi phí cốt lõi  lao động, điện năng và giá thuê bất động sản đã giúp Việt Nam trở thành một tọa độ đầu tư hấp dẫn trên bản đồ công nghiệp toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và logistics. 

Bên cạnh lợi thế chi phí, Việt Nam còn hưởng lợi từ xu hướng “China+1” và chiến lược “nearshoring” đưa sản xuất đến gần thị trường tiêu thụ hơn, đồng thời giảm phụ thuộc vào một khu vực địa lý duy nhất.

Đơn vị này nhấn mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm quỹ đất, hợp tác với nhà phát triển nội địa hoặc thuê lại tài sản hiện hữu để nhanh chóng triển khai hoạt động. Để tối ưu hiệu quả sản xuất, tìm nguồn cung và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bất động sản phù hợp, gắn liền với mục tiêu vận hành dài hạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories