Theo quyết định, thời gian kiểm toán diễn ra trong 60 ngày, kể từ ngày 24/07.
Theo đó, Kiểm toán nhà nước sẽ triển khai kiểm toán tại: Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội; UBND các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hưng Yên; UBND các huyện: Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Khoái Châu; Ban quản lý Dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh cũng trong diện kiểm toán.
Đồng thời, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm toán các dự án thành phần, gồm:
Dự án thành phần 1.1 – Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận Hà Nội) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội );
Dự án thành phần 1.2 – Bồi thường, hỗ trợ tái định cư (bao gồm đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia ) thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội;
Dự án thành phần 1.3 – Bồi thường, hỗ trợ tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội;
Dự án thành phần 2.1 – Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội thuộc Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội;
Dự án thành phần 2.2 – Xây dựng đường song hành địa phận tỉnh Hưng Yên thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội;
Dự án thành phần 2.3 – Xây dựng đường song hành địa phận tỉnh Bắc Ninh thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Nội dung cuộc kiểm toán bao gồm: Kiểm toán nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư thực hiện dự án; việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, tài chính, kế toán và các chính sách pháp luật khác có liên quan.
Phạm vi kiểm toán kể từ khi triển khai dự án đến ngày 30/06/2024 và các thời kỳ trước, sau có liên quan.
Mục tiêu của cuộc kiểm toán nhằm xác nhận tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính của dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công của dự án.
Mặt khác, qua kiểm toán cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế để kiến nghị với các đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động của đơn vị; kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách còn bất cập.
Đồng thời qua kiểm toán nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả;
Các thông tin, số liệu kiểm toán sẽ được cung cấp kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, điều tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.