Tiên phong kiến tạo
Theo kế hoạch, “thành phố đáng sống” sẽ được nâng hạng để tận dụng những lợi thế sẵn có, không chỉ với khu vực miền Trung – Tây Nguyên, mà cả trên phạm vi cả nước và quốc tế. Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng sẽ là nơi đón đầu xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư của các thị trường, là nơi mà bất cứ một tập đoàn kinh tế lớn nào cũng muốn hiện diện, để trở thành mảnh ghép hoàn chỉnh cho hệ sinh thái của cực tăng trưởng mới này.
Với hình ảnh một đô thị hiện đại, năng động, an toàn và thân thiện đã được tạo dựng suốt những năm qua, cộng thêm định hướng trở thành Trung tâm tài chính quốc tế, Đà Nẵng đang có được sức hút khó cưỡng trong mắt giới đầu tư. Trong bối cảnh như vậy, việc một doanh nghiệp có thể hiện diện sớm ở giai đoạn đầu này cũng mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, bản thân doanh nghiệp không chỉ mở rộng được hoạt động kinh doanh, nâng tầm ảnh hưởng, mà còn chính là hiện thân kiến tạo, góp những viên gạch đầu tiên cho một trung tâm tài chính đang trong giai đoạn hình thành.
Những điều này vừa khéo đồng điệu với triết lý phát triển và sự chuyển mình đầy mạnh mẽ mà LPBank đang có được. Một điểm rất đáng chú ý trong chiến lược phát triển mà LPBank đề ra giai đoạn 2024 – 2028, đó là “Thay đổi mạnh mẽ, hiệu quả toàn diện”. Và miền Trung – Tây Nguyên, nơi có nhu cầu rất lớn về tín dụng xanh được xem là mảnh đất tốt gieo mầm cho chiến lược đó. Mục tiêu của LPBank là riêng trong năm 2024 này, ngân hàng sẽ dành 6.000 tỷ đồng cho nông nghiệp xanh tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, hiện thực hóa cam kết về phát triển bền vững (ESG) đã theo đuổi suốt thời gian qua.
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người, LPBank đang có những bước đi vừa vững chắc, vừa táo bạo để “đại chúng hoá” thương hiệu, dịch vụ của mình. Không chỉ phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành với hệ thống các phòng giao dịch, chi nhánh, LPBank đang tập trung khai thác các thị trường trọng điểm mà Đà Nẵng – miền Trung Tây Nguyên là ví dụ.
Nâng tầm thương hiệu
Ngày 31/5, Tháp Ven sông – một dự án tổ hợp văn phòng, căn hộ cao cấp, khách sạn và thương mại dịch vụ đã được cất nóc. Toạ lạc tại vị trí ngay trung tâm thành phố, nằm giữa vị trí hai cây cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý (trục đường có bảng giá đất cao nhất thành phố), Tháp Ven sông là công trình biểu tượng mới, bắt đầu cho một chu kỳ tăng trưởng khác của Đà Nẵng. Từ đây dễ dàng kết nối tới sân bay quốc tế, các quận của thành phố qua các trục đường xuyên tâm.
Đaị diện LPBank, Ông Hoàng Văn Phúc (ở giữa) – Phó Tổng Giám đốc, ông Phan Lê Khánh (thứ ba từ trái sang) – Trưởng đại diện Văn phòng khu vực, cùng đại diện các đối tác tham dự lễ cất nóc Tháp Ven Sông vào ngày 31/5
Dự án Tháp Ven Sông có quy mô 29 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng 46,000 m2. Tháp Ven sông dự kiến sẽ đi vào vận hành từ quý 4/2024, đánh dấu một biểu tượng mới cho thành phố. Cũng từ đây, Văn phòng đại diện khu vực miền Trung – Tây Nguyên của LPBank sẽ chính thức được chuyển tới đặt tại Tháp Ven Sông và đi vào hoạt động.
Bên cạnh việc duy trì mạng lưới lớn bậc nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP, một điều mà LPBank luôn chú trọng thực hiện suốt thời gian qua đó là đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hiện đại hóa các điểm giao dịch trọng yếu tại các tỉnh, thành phố lớn nhằm tối đa hóa quyền lợi và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Dự án Tháp Ven sông với vị trí lý tưởng sẽ là nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện khu vực miền Trung – Tây Nguyên của LPBank
Người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”, và việc LPBank lựa chọn Tháp Ven sông là nơi đặt Văn phòng đại diện một lần nữa cho thấy “mắt xanh” của người nhà băng. Việc đặt trụ sở Văn phòng đại diện ở tòa tháp hiện đại có vị trí lý tưởng tại thành phố Đà Nẵng sẽ giúp LPBank nâng tầm nhận diện thương hiệu, thực sự trở thành cánh tay nối dài để ngân hàng “đánh chiếm” thị phần miền Trung – Tây Nguyên, nơi có quy mô dân số chiếm hơn 17% dân số cả nước, nơi có một cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đang rất khát khao chuyển mình.