Thứ Bảy, Tháng 7 19, 2025

Quảng Nam – Đà Nẵng sáp nhập: Định vị trung tâm du lịch và đô thị hàng đầu khu vực

-

Việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là thay đổi ranh giới hành chính, mà được đánh giá là bước ngoặt chiến lược giúp định hình lại trục phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, du lịch và bất động sản được kỳ vọng là hai lĩnh vực sẽ hưởng lợi trực tiếp và mạnh mẽ nhất.

Một trung tâm kinh tế – du lịch mới với quy mô vượt trội

Sau sáp nhập, “thành phố Đà Nẵng mới” sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô lớn nhất cả nước với diện tích gần 12.000 km², dân số hơn 3 triệu người. Vùng lãnh thổ này sở hữu 2 sân bay quốc tế (Chu Lai, Đà Nẵng), 3 cảng biển lớn (Tiên Sa, Kỳ Hà, Liên Chiểu), hơn 200 km đường bờ biển, có di sản thế giới là Hội An, Mỹ Sơn, Bia Ma Nhai (tại danh thắng Ngũ Hành Sơn) cùng hàng chục khu công nghiệp và công nghệ cao.

Theo các chuyên gia, đây sẽ là bước tiến quan trọng để vùng đất Quảng – Đà định vị mình không chỉ là đầu tàu miền Trung mà là cực tăng trưởng mới của cả nước, sánh vai với các đô thị quốc tế như Singapore, Busan hay Đài Bắc – đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, logistics và công nghệ cao.

Du lịch: Từ trung tâm quốc gia đến điểm đến tầm châu lục

Với lợi thế tự nhiên và văn hóa hiếm có – từ biển, sông, rừng đến di sản thế giới như Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm – cùng hạ tầng lưu trú hơn 80.000 phòng (tỷ lệ 5 sao cao nhất Việt Nam), thành phố Đà Nẵng mới sẽ là điểm đến hiếm hoi hội tụ đủ loại hình du lịch: du lịch biển, đảo, du lịch đường sông, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thiên nhiên, sinh thái, du lịch di sản, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch hội nghị,…

Quảng Nam - Đà Nẵng sáp nhập: Định vị trung tâm du lịch và đô thị hàng đầu khu vực- Ảnh 1.

Được mệnh danh là “hòn ngọc thô” của Hội An, Cù Lao Chàm trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Hội An – Đà Nẵng (Ảnh: Trang TTĐT tỉnh Quảng Nam)

Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – nhận định: “Sau sáp nhập, Đà Nẵng sẽ đủ lực để trở thành trung tâm du lịch châu Á, sánh vai Phuket, Bali hay Hawaii. Không còn là ‘điểm đến của Việt Nam’, mà là ‘điểm đến của thế giới’.”

Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào, Thái Lan cùng con đường di sản miền Trung (Huế – Hội An – Mỹ Sơn) sẽ tạo thành trục hút khách mạnh chưa từng có, mở rộng thị trường quốc tế và nâng tầm thương hiệu du lịch khu vực.

Cơ hội cho bất động sản: Không gian mới, nhu cầu mới

Một trong những điểm nghẽn lớn nhất của Đà Nẵng suốt nhiều năm là quỹ đất eo hẹp, không gian đô thị bị giới hạn và thiếu dư địa để phát triển công nghiệp, logistics và nhà ở quy hoạch bài bản. Trong khi đó, Quảng Nam – với quỹ đất lớn, dân số phân bổ hợp lý, tiềm năng du lịch và thiên nhiên đa dạng – lại là “cánh tay nối dài” lý tưởng.

Việc sáp nhập tạo ra một bản đồ đô thị – du lịch – công nghiệp liền mạch, mở ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển bất động sản đón đầu làn sóng dịch chuyển dân cư, mở rộng lưu trú và gia tăng nhu cầu second home.

Đặc biệt, trục ven biển An Bàng – nơi liền kề phố cổ Hội An và mặt sông Cổ Cò – đang nổi lên như một “tọa độ chiến lược” khi kết nối nhanh chóng với cả Hội An và Đà Nẵng. Các dự án tại khu vực này không chỉ tận hưởng lợi thế cảnh quan tự nhiên, mà còn hưởng lợi rõ nét từ đòn bẩy hạ tầng và chính sách liên vùng.

The An Heritage: Tọa độ chiến lược trong tâm thế mới

Trong bối cảnh này, dự án The An Heritage – nằm trên trục biển An Bàng, ven sông Cổ Cò, liền kề Phố Cổ – được xem là mô hình tiêu biểu của dòng sản phẩm “all-in-one”: nghỉ dưỡng, lưu trú, đầu tư và khai thác dòng tiền bền vững.

Quảng Nam - Đà Nẵng sáp nhập: Định vị trung tâm du lịch và đô thị hàng đầu khu vực- Ảnh 2.

The An Heritage sở hữu tọa độ kim cương không thể sao chép: Ven Biển – Mặt Sông – Liền Phố Cổ

Với thiết kế 4–5 tầng, công năng 5–13 phòng ngủ, pháp lý sở hữu lâu dài, mỗi căn nhà The An Heritage không chỉ là nơi ở, mà là một boutique hotel thu nhỏ – có khả năng khai thác cho thuê từ 100 triệu/tháng. Toàn bộ các căn đều có khu vườn riêng chuẩn resort và ít nhất 2 mặt thoáng – điều hiếm có ngay cả trong những đô thị biển đắt đỏ.

Cộng hưởng cùng xu hướng “định cư nghỉ dưỡng” đang lên ngôi, The An Heritage không đơn thuần là tài sản tích lũy – mà là mô hình dòng tiền song song sống – cho thuê – đầu tư giữa một vùng đất đang chuẩn bị chuyển mình thành cực tăng trưởng mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories