Thứ bảy, Tháng Một 11, 2025

Quay cuồng trong "cơn sốt" BĐS Hà Nội, nhà đầu tư bỏ quên những thị trường tiềm năng

-

Trong khi nhiều nhà đầu tư mới vẫn mải mê với cơn sốt bất động sản Hà Nội thì lớp nhà đầu tư có kinh nghiệm thực chiến đã tìm đến những thị trường ven đô, nơi chưa có sóng và tiềm năng tăng trưởng lớn.

Kể từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản Hà Nội liên tục sốt nóng ở tất cả các phân khúc gồm căn hộ chung cư lẫn biệt thự, liền kề. Không chỉ các khu vực trung tâm mà sức nóng cũng lan dần sang các thị trường quận, huyện vùng ven đô khi nguồn cung khan hiếm.

Trong bối cảnh bất động sản Hà Nội liên tục tăng giá, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đang đi xa hơn ra các tỉnh vùng ven thủ đô để tìm kiếm sản phẩm giá tốt. Trong số các thị trường tiềm năng đó, phải kể đến những cái tên như Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam… Khảo sát thực tế cho thấy, trong 2 năm qua bất động sản tại hầu hết các thị trường này đã tụt xuống mức đáy, hiện mới nhen nhóm dấu hiệu hồi phục. 

Khảo sát thực tế cho thấy, trong số các thị trường vùng ven Hà Nội thì Hà Nam vốn là thị trường bị bỏ quên trong cơn sốt đất giai đoạn 2021 bỗng hút được sự quan tâm của người mua trong thời gian này. So với Bắc Ninh, Bắc Giang hay Vĩnh Phúc, Hà Nam hiện đang là thị trường theo sau với mặt bằng giá khá thấp. 

Hiện giá nhiều dự án đất nền tại Hà Nam chỉ bằng 2/3 các thị trường khác khi dao động ở ngưỡng 15 – 20 triệu đồng/m2. Thậm chí, ngay tại trung tâm thành phố Phủ Lý giá các lô đất nền cũng chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2, trong khi tại trung tâm Thành phố Bắc Ninh giá đã đạt đến 60 triệu đồng/m2, ngay cả Bắc Giang giá cũng đã bị đẩy khá cao giai đoạn sốt 2021.

Theo đánh giá của giới đầu tư, bất động sản Hà Nam sẽ có sức bật trong thời gian tới khi tỉnh này đang có tốc độ tăng trưởng khá mạnh. Cụ thể, nửa năm đầu 2024, GRDP tỉnh Hà Nam đứng thứ 1 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 toàn quốc. Tỉnh cũng thu hút được 29 dự án đầu tư mới; lũy kế đến hết tháng 6/2024 trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.205 dự án đầu tư còn hiệu lực (397 dự án FDI và 808 dự án trong nước) với vốn đăng ký 6.278 triệu USD và 172.796 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam đứng thứ 01 trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và đứng thứ 04 toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024.(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam).

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam đang đặt mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng. Ngoài 10 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.000ha, UBND tỉnh Hà Nam dự kiến sẽ thành lập mới 14 khu công nghiệp với quy mô tổng diện tích khoảng gần 3.500ha, thành lập mới 14 cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 805ha.

Sức hút của Hà Nam không chỉ đơn thuần đến từ tiềm năng nội tại của thị trường mà còn được đẩy bởi những quy hoạch hạ tầng lớn chưa từng có được phê duyệt ở khu vực giáp ranh khu Nam Hà Nội. Cụ thể, ngày 29/3/2024, HĐND thành phố đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô xác định khu vực phía Nam sẽ trở thành một cực phát triển quan trọng của Thủ đô.

Cụ thể, khu vực đô thị phía Nam Thủ đô, gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức được quy hoạch trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh hiện đại; là trung tâm đầu mối logistics lớn của vùng Thủ đô kết nối khu vực phía Nam. Cùng với đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 cũng xác định tương lai sẽ nghiên cứu thành lập thêm thành phố phía Nam. Đề xuất thành phố phía Nam mới được Hà Nội bổ sung vào đồ án quy hoạch chung, xuất phát từ dự kiến xây sân bay thứ hai tại phía Nam (huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa).

Để đón đầu thị trường Hà Nam, nhiều chủ đầu tư lớn cũng đang dồn về đây triển khai bất động sản khi cơ hội đầu tư tại Hà Nội đang dần thu hẹp. Có thể kể đến hàng “ông lớn” bất động sản như: Vingroup, TNR Holdings, SunGroup, Flamingo, Kosy Group…Trong thời gian tới, nhiều ông doanh nghiệp bất động sản có tiếng trên thị trường cũng đang có ý định góp mặt tại Hà Nam với loạt dự án khu công nghiệp, nhà ở quy mô lớn.

Khi các ông lớn mới đang gom quỹ đất, xin dự án thì những chủ đầu tư địa phương đã nhanh chân đẩy nguồn hàng mới ra thị trường. Mới đây, Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Tân Thanh đã giới thiệu ra thị trường KĐT Tân Thanh Elite City quy mô 24,4ha. Các sản phẩm shophouse, biệt thự, liền kề tại đây có giá từ 15 triệu đồng/m2. Dù mới ra mắt nhưng dự án này khá được quan tâm khi nằm gần loạt các KCN như KCN Thanh Liêm 293 ha, KCN Châu Sơn 377 ha, và quy hoạch KCN Thanh Bình.

Đánh giá về tiềm năng bất động sản Hà Nam, giới đầu tư sành sỏi đều cho rằng Hà Nam sở hữu vị trí chiến lược ngay cửa ngõ phía Nam Thủ đô cùng quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông hoàn thiện và đặc biệt là nhu cầu nhà ở tăng mạnh sẽ là hướng đi đầy triển vọng cho giới đầu tư. Mặc dù có quỹ đất dồi dào nhưng hiện chưa có nhiều loại hình sản phẩm đa dạng, chưa trải qua sốt đất, giá đất ở đây vẫn còn thấp, vì thế, tiềm năng phát triển của bất động sản Hà Nam là rất lớn. Hơn nữa, các chính sách xúc tiến, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh trong thời gian qua cũng được đánh giá cao. Do đó, Hà Nam là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư biết đi trước đón đầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Related Stories