Chưa nhiều lựa chọn…
Mới đây, Công ty cổ phần Dịch vụ Bất động sản Sen Vàng – đơn vị chuyên thực hiện các nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư về bất động sản đã công bố nghiên cứu về top 20 thị trường bất động sản tiềm năng giai đoạn 2024 – 2025. Hưng Yên có mặt trong top này nhưng ở vị trí khá khiêm tốn.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Sen Vàng, Hưng Yên xếp ở vị trí thứ 19, chỉ trên Nghệ An. Theo nhóm nghiên cứu, top 20 tỉnh, thành nói trên được lựa chọn từ nhiều tiêu chí. Trong đó, nổi bật là các tiêu chí như: nhà đầu tư lớn; nguồn cung bất động sản (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, khu công nghiệp) và cơ cấu sử dụng đất (đô thị + thương mại dịch vụ).
Nhóm nghiên cứu đã chấm điểm theo phương pháp tổng hợp thu thập, so sánh số liệu từ các nguồn như: bộ, ban ngành, VN500 (500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam), báo cáo thuyết minh quy hoạch, niên giám thống kê, kế hoạch phát triển nhà ở 2021 – 2025, đề án 338 xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn căn cứ trên các tiêu chí đánh giá khác như quy hoạch, yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế và thị trường bất động sản.
Trên thực tế, Hưng Yên đang là một trong những địa phương được hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng đô thị hóa của Thủ đô, nhất là trong xu thế hướng Đông đã hình thành từ vài năm qua. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Hưng Yên lại đang khá “cô đặc”, chỉ tập trung ở một vài thị trường trọng yếu. Theo giới chuyên gia, đây chính là điểm hạn chế, khiến nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn về địa chỉ xuống tiền.
… nhưng dư địa còn nhiều
Sau một thời gian phát triển, Hưng Yên đã thu hút được nhiều ông lớn của ngành như: Vingroup, T&T Group, Ecopark, MIK Group, Tập đoàn Hoàng Vương… Tuy nhiên, thị trường bất động sản xứ nhãn lồng vẫn đang chuyển động chủ yếu bằng nhịp đập từ các dự án của Vingroup, tập trung tại đại dự án Ocean City. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở thực của thị trường với các địa bàn khác cũng rất lớn.
Đơn cử như tại Văn Lâm, một huyện giáp ranh Hà Nội, với mục tiêu đến năm 2030, huyện này sẽ trở thành thành phố, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện mới chỉ xuất hiện một khu đô thị quy mô, đồng bộ và hiện đại.
Theo nghị quyết số 06-NQ/HU của Đại hội Đảng bộ huyện Văn Lâm lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về chương trình phát triển đô thị Văn Lâm giai đoạn 2021 – 2025, Văn Lâm đặt mục tiêu xây dựng khu trung tâm huyện gồm thị trấn Như Quỳnh và các xã: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Hồng, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và xã Đại Đồng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2025, thành thành phố vào năm 2030. Trong đó, một nội dung quan trọng là tạo ra các khu dân cư mới theo tiêu chí đô thị, tạo cảnh quan đô thị, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu…
Về cơ hội thị trường, các báo cáo kinh tế – xã hội cho thấy, Văn Lâm có đủ nền tảng để trở thành một đô thị vệ tinh của Hà Nội, trở thành một thị trường bất động sản đầy tiềm năng. Cụ thể, huyện có nhiều khu, cụm công nghiệp, có 8 làng nghề, với hơn 7.700 cơ sở kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 6.000 USD, cao nhất tỉnh Hưng Yên và thuộc top cao nhất cả nước.
Theo giới chuyên gia, việc Hưng Yên nói chung, Văn Lâm nói riêng chưa có được nhiều khu đô thị mới là điểm yếu, nhưng cũng là cơ hội, tạo dư địa lớn cho thị trường bất động sản nơi đây phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong đó, các chủ đầu tư tiên phong, các khu đô thị kiểu mẫu, đi đầu sẽ có cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Hiện tại, dự án nhà ở đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng là dự án Economy City nằm tại trung tâm thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm do Tập đoàn Hoàng Vương phát triển.
Thông tin tham khảo: https://economycity.com.vn/